Thời gian gần đây, Phòng Khám Đa Khoa chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi thắc mắc là bệnh trĩ có di truyền không? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm do hiện nay số người mắc bệnh trĩ không ngừng tăng cao và bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau, ai cũng có thể mắc phải. Để hiểu rõ về vấn đề này, mời bạn đọc cùng các chuyên gia chúng tôi theo dõi qua bài viết sau đây:
Bệnh Trĩ Có Di Truyền Không?
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay, và bệnh trĩ được phân thành 3 loại là: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Bệnh được hình thành do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch trĩ và những đối tượng thường mắc căn bệnh này đó là tài xế lái xe, nhân viên văn phòng, người có công việc khuân vác nặng, phụ nữ đang mang thai hay những vận động viên cử tạ… Vậy bệnh trĩ có di truyền không?
Hầu hết mọi người đều biết rằng bệnh trĩ nguyên nhân chính là do tình trạng táo bón gây ra. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về nguyên nhân gây nên bệnh trĩ là do yếu tố di truyền, khi thấy trong gia đình thường có 1-2 người mắc bệnh trĩ.
Nhưng các chuyên gia cũng cho biết là bệnh trĩ không có tính di truyền. Trường hợp người thân trong gia đình cùng mắc bệnh trĩ là do thói quen ăn uống (uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng, thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích như rượu, bia, cafe…), hay thói quen sinh hoạt (ngồi lâu, đứng một chỗ quá lâu, lười vận động, đại tiện không đúng giờ, không đúng cách, dùng quá nhiều sức rặn trong lúc đại tiện, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh…) là những thành viên trong gia đình có thói quen giống nhau, đây là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ.
Trong trường hợp gia đình bạn có bố hoặc mẹ mắc bệnh mất van tĩnh mạch thì mới di truyền sang con cái. Như vậy là do di truyền từ bệnh mất van tĩnh mạch nên tĩnh mạch hậu môn của những người có cùng huyết thống sẽ gặp vấn đề căng phồng quá mức, từ đó hình thành nên bệnh trĩ.
Cách Phòng Và Chữa Trị Bệnh Trĩ
Khi bạn hay những người thân trong gia đình có triệu chứng của bệnh trĩ thì hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
Thông thường khi bệnh trĩ ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý là tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Khi bệnh trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì phương pháp nội khoa sẽ không mang lại hiệu quả nữa, mà người bệnh cần phải tiến hành tiểu phẫu cắt búi trĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm như: tắc nghẹt búi trĩ, bị viêm nhiễm, thiếu máu… do bệnh trĩ gây ra.
>>> Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ
Cách phòng bệnh trĩ hiệu quả
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước đủ 2 lít/ ngày kết hợp với nước ép trái cây, canh súp trong bữa cơm hằng ngày. Nên hạn chế đồ ăn cay nóng: ớt, tiêu, mù tạt… thức ăn nhanh các loại như: gà rán, khoai tây chiên…
- Hạn chế các chất kích thích: rượu, bia, cafe…
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên với những bài tập nhẹ khoảng 30 phút mỗi ngày như: đi bộ, bơi lội hoặc tập yoga…
- Hạn chế những căng thẳng, lo lắng, giữ tinh thần luôn được thoải mái.
- Không nên nhịn đi vệ sinh và nên tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, mỗi khi đại tiện xong nên rửa lại bằng nước ấm và dùng giấy mềm đảm bảo vô khuẩn chậm lau nhẹ, giữ cho vùng hậu môn luôn được khô thoáng.
Hãy ghé thăm Phòng khám Cần Thơ, tại đây cung cấp các kiến thức về y khoa vô cùng hữu dụng và bổ ích.