Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay, tác hại của nó dai dẳng đòi hỏi một quá trình điều trị lâu dài. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trĩ đều chủ quan, e ngại nên người bệnh không quan tâm đến việc chữa trị sớm. Dấu hiệu đầu tiên bệnh trĩ gây ra rất dễ nhận biết thường là đi ngoài ra máu, kèm theo dấu hiệu đau rát hậu môn. Vậy, bệnh trĩ để lâu có sao không? Câu hỏi đặt ra nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh. Để hiểu rõ vấn đề này, mời bạn đọc cùng các chuyên gia chúng tôi theo dõi qua bài viết sau đây:
Bệnh Trĩ Để Lâu Có Sao Không?
Người mắc bệnh trĩ nếu để tình trạng bệnh kéo dài không điều trị sớm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như là:
Viêm nhiễm vùng hậu môn
Tác hại của bệnh trĩ không dừng lại ở việc đau đớn, biến chứng tiếp theo của bệnh trĩ là gây viêm nhiễm hậu môn. Bệnh trĩ để lâu ngày sẽ xuất hiện nhiều vi khuẩn có hại sinh sống ở vùng hậu môn. Nếu búi trĩ hình thành sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Quá trình này sẽ gây ra hàng loạt các bệnh về da liễu như: làm ngứa ngáy hậu môn, khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt và gây mất tự tin khi giao tiếp. Nguy hiểm hơn đối với phụ nữ, viêm nhiễm vùng hậu môn sẽ kéo theo các bệnh viêm nhiễm về phụ khoa.
Thiếu máu, giảm trí nhớ
Biểu hiện của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu, quá trình mất máu kéo dài lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu máu, gây đau đầu, suy giảm trí nhớ. Thiếu máu làm quá trình lưu thông máu không đều đặn, làm bệnh nhân mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung, dễ bị ngất xỉu nếu căng thẳng quá độ.
Giảm ham muốn tình dục
Bệnh trĩ gây đau đớn, kèm theo những những bất tiện trong sinh hoạt. Người bị bệnh trĩ thường giảm ham muốn tình dục.
Ung thư hậu môn-trực tràng
Biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh trĩ gây ra nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì nguy cơ sẽ dẫn ung thư trực tràng là rất cao.
>>> Dấu hiệu của bệnh trĩ là gì?
Tác Hại Của Bệnh Trĩ
Rất nhiều người bị bệnh trĩ lo lắng vấn đề bệnh trĩ dẫn đến ung thư, nhất là người bị trĩ lâu năm. Sau đây là các tác hại của bệnh trĩ gây ra như là:
Tắt nghẹt búi trĩ: Phù nề và búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài, nằm ngoài ống hậu môn, nếu người bệnh vận động mạnh có thể làm trĩ bị tắt nghẹt. Khi bị tắt nghẹt thì mặt ngoài búi trĩ màu xám, niêm mạc trong màu nâu đỏ, sưng tấy, nếu để lâu sẽ dẫn đến hoại tử.
Sa búi trĩ: Búi trĩ bị sa xuống nặng nề, sưng phù, chảy máu, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Trĩ sa nghẹt lâu ngày gây lở loét, viêm nhiễm các vùng xung quanh.
Nhiễm khuẩn: Các búi trĩ lớn thường kèm theo các dịch nhầy, có mùi hôi khó chịu ở hậu môn.
Bội nhiễm: Máu chảy nhiều và vi khuẩn từ phân, nước tiểu làm nhiễm trùng nghiêm trọng ở vùng hậu môn.
Bệnh Trĩ Ảnh Hưởng Đến Cuộc Sống Hằng Ngày Của Người Bệnh
Bệnh trĩ gây mệt mỏi
Người bệnh hay mệt mỏi do nhiều nguyên nhân gây nê. Nguyên nhân đầu tiên có thể là do bạn bị thiếu máu quá nhiều khi bị bệnh trĩ. Trong thời gian đầu người bệnh sẽ cảm thấy bình thường vì búi trĩ chưa xuất hiện. Nếu người bệnh vẫn chưa có ý định đi khám và chữa trị dứt điểm thì về lâu dài cùng với thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu hợp lý thì bệnh sẽ trở nên nặng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chóng mặt, khó thở, hạ đường huyết… là triệu chứng ra máu quá nhiều khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ gây ngứa hậu môn
Thông thường người bệnh bị ngứa quanh hậu môn là do viêm da bởi các chất dịch nhầy. Để khắc phục tình trạng này người bệnh nên ngâm hậu môn bằng nước muối ấm khoảng 10 phút mỗi ngày 1 lần (tốt nhất là sau khi đi đại tiện), sau khi đại tiện nên rửa lại bằng nước sạch, dùng giấy vệ sinh mềm đảm bảo vệ sinh chậm lau nhẹ để hậu môn được khô thoáng, tránh dùng xà phòng.
Bệnh trĩ gây đau bụng
Phần hậu môn-trực tràng là phần cuối của đường ruột và có liên kết tới hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, nhiều người lầm tưởng cho rằng bệnh trĩ sẽ gây đau bụng dưới.
- Người bệnh khi đi đại tiện thường có cảm giác đi chưa hết, vẫn cố gắng rặn nhưng không thể được.
- Triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ là khi người bệnh đi đại tiện thường chảy máu. Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ thì lượng máu còn ít, nhưng lâu dài thì máu sẽ chảy ra nhiều hơn, rất nguy hiểm cho người bệnh.
- Do quá trình đi đại tiện hoặc các búi trĩ bị tác động mạnh thì bệnh nhân sẽ cảm thấy bị đau rát, sưng phồng khó chịu.
- Các búi trĩ phát triển rồi sa xuống hậu môn, ban đầu búi trĩ tự co lên được, lâu ngày nặng hơn thì búi trĩ nằm thường trực bên ngoài hậu môn.
>>> Những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ gây sốt
Nêu như búi trĩ viêm nhiễm nặng dẫn đến hoại tử thì người bệnh sẽ bị hành sốt cao triền miên.
Bệnh trĩ gây táo bón
Trĩ có thể gây ra đau đớn khi đi vệ sinh. Khi niêm mạc bị tách rời ra, cảm giác đau đớn rất nhiều. Do vậy, người bệnh sẽ sợ hãi và không dám đi vệ sinh. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho phân lưu lại trong ruột lâu hơn, từ đó gây ra chứng táo bón.
Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh trĩ, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Nếu bạn có thắc mắc gì về dấu hiệu của bệnh trĩ hay những căn bệnh khác, xem thêm các kiến thức hữu ích về sức khỏe và tư vấn bệnh miễn phí tại Phòng Khám Cần Thơ nhé!