Bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp giữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại giai ở đoạn cuối. Trĩ hỗn hợp là một trong những căn bệnh ở hậu môn – trực tràng có chuyển biến phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Vậy, các cấp độ trĩ hỗn hợp là gì? Để nắm rõ hơn về căn bệnh phiền toái này, mời bạn đọc cùng các chuyên gia chúng tôi theo dõi qua bài viết sau đây:
Các Cấp Độ Của Trĩ Hỗn Hợp
Người bệnh có thể phân biệt trĩ hỗn hợp thành từng cấp độ cụ thể như sau:
- Trĩ hỗn hợp độ 1: Các búi trĩ mới hình thành nên chỉ gây đau đớn và ngứa xung quanh hậu môn, đi đại tiện ra máu lẫn với phân.
- Trĩ hỗn hợp độ 2: Lượng máu chảy ra nhiều hơn khi đi đại tiện, luôn có cảm giác ẩm ướt, đau rát, ngứa ngáy. Búi trĩ lúc này đã phát triển và tự sa ra ngoài rồi tự thụt lại mỗi khi đi đại tiện.
- Trĩ hỗn hợp độ 3: Búi trĩ đã phát triển lớn hơn nhiều so với các giai đoạn trên, các dấu hiệu xuất hiện thường xuyên hơn, làm cho người bệnh đau đớn, thiếu máu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi khi đi đại tiện búi trĩ sa hẳn ra ngoài và chẳng thể thu lại vào hậu môn, người bệnh phải dùng tay nhét búi trĩ vào.
- Trĩ hỗn hợp độ 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong 4 giai đoạn. Trĩ hỗn hợp khi ở độ 4, các búi trĩ đã rất lớn và lồi hẳn ra ngoài hậu môn, không những khiến cho người bệnh tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, tự ti, trầm cảm mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: sa nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng hậu môn trực tràng, tắt búi trĩ, bội nhiễm, và thậm chí dẫn đến ung thư hậu môn trực tràng.
>>> Bệnh trĩ để lâu có sao không?
Cách Phòng Ngừa Bệnh Trĩ Hỗn Hợp
Để phòng ngừa bệnh trĩ hỗn hợp, các chuyên gia cho rằng đàu tiên phải tập cho mình những thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, điều độ như sau:
- Đi đại tiện đúng giờ: Người bệnh nên hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, tích cực phòng ngừa táo bón, đồng thời giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
- Uống đủ nước: Sáng dậy nên uống 1 cốc nược lọc giúp thúc đẩy nhu động ruột, nên uống đủ nước 2 lít/ngày kết hợp với uống nước sinh tố, nước ép trái cây, ép rau quả, nước canh súp…Nên uống ít nhất một ly trái cây mỗi ngày. Nếu như đi đại tiện khô rát, hoặc cũng có thể sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc sẽ không tốt.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, không uống rượu, bia, thuốc lá… không ăn đồ rán, thức ăn cay nóng, những loại thức ăn khó tiêu… Ăn nhiều rau, củ, quả và đồ ăn có nhiều chất xơ.
- Tăng cường vận động: Người bệnh trĩ cần tăng cường tham gia những hoạt động thể thao như: chạy bộ, bơi lội, bài tập yoga dành cho các bà bầu,… giúp tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa hiệu quả chứng táo bón.
Hãy truy cập vào Phòng khám Cần Thơ, tại đây cung cấp các kiến thức về y khoa vô cùng hữu dụng và bổ ích.