Những phương pháp điều trị bệnh Trĩ | Phòng khám Đa Khoa Cần Thơ

0
0
Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
0
0

Bệnh trĩ được hình thành do sự dãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Tuy không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không điều trị kịp sẽ biến chứng, gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc bệnh. Vậy cách điều trị là gì? Hãy nghe chia sẻ của bác sĩ Gia Phước trong bài viết sau.

Xem thêm:

benh tri
Bệnh trĩ

1. Bệnh Trĩ là gì?

Hiện nay bệnh Trĩ khá phổ biến, bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào và không phân biệt giới tính. Để nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ cũng rất dễ chỉ cần chú ý một chút chúng ta có thể nhận biết ngay với các triệu chứng thường gặp như: đi cầu ra máu, đau rát khi đi cầu, đi đại tiện xong nhưng cảm giác như chưa hết,… Trĩ tuy không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không điều trị kịp thời bênh sẽ biến chứng và gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ? Chữa bằng cách nào hiệu quả? Phòng khám Đa Khoa Gia Phước hiểu được tâm lý lo lắng của người bệnh, hôm nay các chuyên khoa của phòng khám đã tổng hợp những kiến thức cần biết về bệnh nhằm giúp cung cấp những thông tin cơ bản mà người bệnh cần.
Đăng ký trực tuyến

2. Phân loại bệnh Trĩ có khó không?

Phan loai benh tri
Phân loại bệnh trĩ

Dựa vào nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh, theo nghiên cứu của các chuyên gia theo nền y học hiện đại thì trĩ được phân thành 3 loại.

Trĩ Nội:

Là bệnh được phát sinh do sự căng dãn quá mức của các tĩnh mạch trong hậu môn phía trên đường lược tạo thành búi trĩ. Bao bọc xung quanh búi trĩ là lớp niêm mạc của ống hậu môn và thường không chứa dây thần kinh cảm giác. Bệnh trĩ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của người mắc bệnh, nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng, mất máu,… theo các chuyên gia thì trĩ nội được chia thành 4 cấp độ.

hinh anh tri noi
Hình ảnh trĩ nội

Độ 1: Búi trĩ mới hình thành trong hậu môn, chỉ gây cảm giác như có gì đó vướng vướng khi đi đại tiện, có thể kèm theo máu trong phân.

Độ 2: Lúc này búi trĩ bắt đầu bị sa ra ngoài khi đi cầu, nhưng sau khi đi xong búi trĩ sẽ tự thụt vào hậu môn lại.

Độ 3: Búi trĩ phát triển to hơn, khi đi đại tiện búi trĩ sa ra ngoài nhưng không tự thụt vào được mà người bệnh phải dùng tay để đẩy nó vào.

Độ 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh trĩ, búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài dù có dùng tay đẩy vào xong nó lại tự tụt ra ngoài và nằm ở ngoài luôn.

4 Cap do benh tri
4 Cấp độ bệnh trĩ

Trĩ Ngoại:

Là bệnh rất dễ nhận biết bằng mắt. Tuy nhiên một số người vẫn không nhận biết đó là búi trĩ mà cứ ngỡ đó chỉ là cụt thịt dư nên người bệnh dễ bỏ qua. Cho đến khi bệnh năng lên gây cản trở sinh hoạt khi đó người bệnh mới bắt đầu đi khám. Lúc bệnh sẽ trở nên khó điều trị hơn. Trĩ ngoại được chia thành 4 mức độ theo sự phát triển và triệu chứng của bệnh.

hinh anh benh tri ngoai
Hình ảnh bệnh trĩ ngoại

Độ 1: Các búi trĩ nằm bên ngoài viền hậu môn, người bệnh sẽ có cảm giác cộm cộm khó chịu ở hậu môn.

Độ 2: Lúc này các tĩnh mạch phình to ra tạo thành các búi trĩ ngoằn ngoèo ngoài hậu môn.

Độ 3: Giai đoạn này các búi trĩ phát triển to lên làm tắc hậu môn, khi đi đại tiện các búi trĩ bị cọ xát gây chảy máu, đau đớn và khó chịu.

Độ 4: Giai đoạn cuối của trĩ ngoại, nếu không được điều trị các búi trĩ sẽ viêm nhiễm, gây ngứa ngáy, đau rát và dẫn đến nguy cơ ung thư hậu môn.

Cac cap do tri ngoai
Các cấp độ trĩ ngoại

Trĩ Hỗn Hợp:

Bệnh hình thành khi các búi trĩ trong ống hậu môn và các búi trĩ bên ngoài hậu môn phát triển to lên kết hợp với nhau tạo thành búi trĩ hỗn hợp. Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân nhưng bệnh là nỗi ám ảnh với nhiều người, nó gây ra rất nhiều phiền toái cho sinh hoạt, sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Người bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Tri hon hop
Trĩ hỗn hợp

3. Những nguyên nhân chính dẫn đến Trĩ nội và Trĩ ngoại

Nguyen nhan gay benh tri
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
  • Người ít vận động
  • Những người có tiền sử táo bón lâu ngày
  • Người hay bị stress, căng thẳng
  • Phụ nữ trong độ tuổi mang thai và sinh con
  • Chế độ ăn không cung cấp đủ chất xơ
  • Uống quá ít nước trong ngày
  • Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao
  • Các đối tượng thường làm việc nặng
  • Ngồi hoặc đứng quá lâu ở một vị trí trong thời gian dài
  • Những người hay bị căng hậu môn và nhịn đi đại tiện thường xuyên
  • Những người béo phì gây nên áp lực lên những tĩnh mạch hậu môn

4. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh Trĩ

Trieu chung cua benh tri
Triệu chứng của bệnh trĩ
  • Biểu hiện sớm nhất của bệnh là sau khi đi vệ sinh người bệnh sẽ thấy có chút máu dính dính vào giấy vệ sinh hoặc lẫn vào phân.
  • Người bệnh sẽ thấy ẩm ướt quanh khu vực hậu môn
  • Thấy ngứa ngáy, đau rát hậu môn khi đi cầu
  • Khó chịu khi ngồi hay đi lại khi búi trĩ phát triển to lên
  •  Tắc mạch, sa trĩ nghẹt và nứt kẻ hậu môn
  • Có dịch nhầy chảy ra từ hậu môn và kèm theo sa búi trĩ nặng
Ngoài ra:
  • Hiện tượng viêm nhiễm quanh lỗ hậu môn, sưng đỏ
  • Khi bệnh nặng người bệnh phải rặn khi đi cầu lúc nàu máu sẽ chảy thành giọt hoặc thành tia
  • Búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh ngồi xỏm máu sẽ tự chảy ra khiến cho người bệnh bị mất máu, thậm chí phải đưa đi cấp cứu.
  • Hiện tượng đi cầu ra máu cục

5. Tác hại của bệnh Trĩ đối với người mắc bệnh

Tac hai cua benh tri
Tác hại của bệnh trĩ
  • Gây viêm nhiễm xung quanh hậu môn
  • Làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày
  • Giảm công sức làm việc của người bệnh
  • Giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng
  • Người mắc bệnh bị giảm trí nhớ, thiếu máu
  • Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh

6. Biến chứng của bệnh Trĩ nếu không được chữa trị kịp thời

Bien chung benh tri
Biến chứng bệnh trĩ
Bien chung nut ke hau mon
Biến chứng nứt kẻ hậu môn

7. Các phương pháp điều trị bệnh Trĩ an toàn và hiệu quả

Theo các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Gia Phước cho biết, muốn điều trị bệnh trĩ hiệu quả thì việc quan trọng là xem mức độ bệnh của mỗi người mà chọn phương pháp điều trị thích hợp. Sau đây là các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Điều trị bệnh trĩ bằng nội khoa:

  • Thuốc chữa bệnh trĩ dạng uống: phổ biến dùng thuốc dẫn xuất từ flavonoid. Thuốc này có tác dụng tăng trương lực và bảo vệ tĩnh mạch,  tăng tuần hoàn máu giảm áp lực vùng hậu môn, chống viêm nhiễm hiệu quả.
  • Thuốc trĩ dạng bôi: là các dạng thuốc mỡ như pommade, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn vùng hậu môn. Thường dùng trong trĩ ngoại.
  • Thuốc đạn đặt:  là dùng thuốc đặt vào trong hậu môn, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn thích hợp cho bệnh trĩ nội.
    thuoc dat dieu trị benh tri
    thuốc đặt điều trĩ bệnh trĩ

Tuy nhiên, việc điều trị bệnh trĩ bằng cách sử dụng thuốc thì không mang lại hiệu quả cao, ngược lại nếu dùng không đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.

Điều trị bệnh trĩ bằng ngoại khoa:

Chích xơ hóa búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, cắt búi trĩ bằng dao điện, laser, phương pháp logo. tuy đạt được hiệu quả trong việc điều trị song bên cạnh đó các phương pháp này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao mới có thể hạn chế tối đa các biến chứng, người bệnh có thể đau trong vài ngày, có thể gây viêm nhiễm hậu môn, chảy máu, hệp hậu môn và bệnh có thể tái phát trở lại.

Với sự phát triển ngày càng tiến bộ của nền y học hiện đại thì các phương pháp trước đây hầu như không được nhiều cơ sở y tế chọn để thực hiện trong việc điều trị bệnh trĩ nữa.

Các kỹ thuật điều trị trĩ:

Kỹ thuật HCPTPPH là  phương pháp tiên tiến nhất đạt tiêu chuẩn của bộ y tế đã và đang được phòng khám chúng tôi áp dụng điều trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả rất cao cho nhiều trường hợp bệnh từ nhẹ đến nặng.

Kỹ thuật PPH:

Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu phù hợp với các loại trĩ ở các mức độ khác nhau và áp dụng điều trị cho những người bị sa niêm mạc trực tràng một phần. Kỹ thuật này giữ đệm hậu môn tiến hành cắt niêm mạc trĩ bị tổn thương và đồng thời thắt chặt các tĩnh mạch cung cấp máu đến các búi trĩ, cố định các tổ chức sa ra ngoài, hoàn thành công tác tạo hình cấu trúc hậu môn và làm lành các vết thương giúp cho vùng hậu môn khôi phục bình thường.

Ky thuat pph
Kỹ thuật pph
Ưu điểm của PPH:
  • Thực hiện đơn giản, thao tác nhẹ nhàng, phù hợp cho cả người già mắc bệnh
  • Quá trình tiểu phẫu không gây đau đớn, ít mất máu
  • Vết tiểu phẫu nhỏ nên không gây ảnh hưởng đến công việc
  • Thời gian thực hiện tiểu phẫu chỉ mất khoảng 15-20 phút
  • Bệnh nhân chỉ cần nằm viện 1-4 ngày

Kỹ thuật HCPT:

Là tiểu không sử dụng dao mổ mà sử dụng trường điện dung cao tần làm đông và thắt nút các búi trĩ với khả năng kiểm soát tốt, không gây ảnh hưởng đến các vùng lân cận. HCPT là một trong hai kỹ thuật điều trị các bệnh hậu môn trực tràng hiệu quả nhất hiện nay.

Ky thuat hcpt
Kỹ thuật hcpt
Ưu điểm của HCPT:
  • Đảm bảo độ an toàn
  • Không gây đau đớn cho bệnh nhân
  • Thực hiện nhẹ nhàng
  • Thời gian thực hiện chỉ 15 – 20 phút
  • Không gây mất máu
  • Không gây tổn thương cho các vùng lân cận
  • Không bị phù nề
  • Bệnh nhân không cần nằm viện
  • Thời gian hồi phục ngắn
  • Không gây biến chứng sau tiểu phẫu
  • Bệnh nhân không cần nằm viện

8. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh

Cach phong benh tri
Cách phòng bệnh 
  • Không nên nhịn đi cầu
  • Tập thói quen đi cầu đều đặn mỗi ngày
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn
  • Nên uống nhiều nước, đặc biệt là trong bữa ăn
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu tại một vị trí
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo cho vùng hậu môn
  • Tránh để tình trạng tiêu chảy hay táo bón kéo dài
  • Vận động nhiều, nhất là thời gian mang thai cần vận động nhẹ nhàng thường xuyên
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, hạn chế ăn các thức ăn cay nóng và ăn nhiều rau củ hơn