Trĩ Ngoại Là Gì?
Bệnh trĩ được chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Trong đó, có trĩ ngoại được hình thành do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Trĩ ngoại là một trong những bệnh lý hậu môn-trực tràng khá phổ biến, theo thống kê cho thấy có đến 60% người mắc bệnh trĩ ngoại ở mức độ khác nhau. Bệnh tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh. Do đó, việc chữa trị trĩ ngoại là rất cần thiết, điều trị sớm khi phát hiện bệnh thì sẽ ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Nguyên Nhân Gây Bệnh Trĩ Ngoại
Các nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại như là:
- Táo bón: Là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ ngoại, táo bón khiến người bệnh ngồi lâu khi đại tiện, gây áp lực lên vùng hậu môn- trực tràng, tình trạng này kéo dài dẫn đến hình thành búi trĩ.
- Thói quen đại tiện: Nhiều người có thói quen đi đại tiện như ngồi lâu, chơi game, đọc báo… tạo áp lực lên hậu môn, gây co giãn tĩnh mạch tạo điều kiện cho bệnh trĩ ngoại hình thành.
- Vận động mạnh: Thường xảy ra ở vận động viên đua xe, cử tạ hoặc người lao động nặng…
- Đứng hoặc ngồi quá lâu: Chủ yếu xảy ra ở dân văn phòng, khi đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ khiến hậu môn chịu áp lực lớn, máu không được lưu thông điều đặn có thể gây nên bệnh trĩ ngoại.
- Viêm nhiễm hậu môn: Là yếu tố thuận lợi để hình thành trĩ ngoại, vùng hậu môn mất đi tính đàn hồi, các tĩnh mạch phình to khi bị viêm nhiễm tạo cơ hội cho búi trĩ hình thành.
Bên cạnh đó, bệnh trĩ ngoại do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như: kiết lỵ, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, hút thuốc lá, sử dụng nhiều chất kích thích…
Những Triệu Chứng Điển Hình Của Bệnh Trĩ Ngoại
Bệnh trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ ngoại, với mỗi giai đoạn từ nhẹ đến nặng, bệnh sẽ có dấu hiệu khác nhau, cụ thể:
- Đau rát quanh hậu môn: Đặc biệt khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh các búi trĩ sẽ trồi ra ngoài gây đau đớn bất thường. Khi bị viêm nhiễm nặng nề bề mặt da hậu môn sẽ bị lỡ loét, có mủ và xuất hiện rò hậu môn.
- Chảy máu: Là biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ, người bệnh chỉ phát hiện khi thấy máu dính ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân khi đại tiện. Thời gian đầu lượng máu chảy rất ít, về sau chảy càng nhiều có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia.
- Sa búi trĩ: Sau mỗi lần đại tiện người bệnh sẽ thấy khối thịt nhỏ trồi ra bên ngoài hậu môn và có thể tự thụt vào sau khi đi vệ sinh. Về sau, khối thịt này càng lớn không thể tự thụt vào mà phải dùng tay nhét vào bên trong.
- Hậu môn sưng to và xung huyết: Người bệnh cảm thấy ngứa và ẩm ướt hậu môn, sau đại tiện hoặc sau hoạt động mạnh tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn. Khi quan sát kỹ sẽ thấy các nếp gấp ở hậu môn sung huyết và sưng to.
Theo các chuyên gia cho biết, trĩ ngoại nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, ung thư hậu môn-trực tràng… ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, cuộc sống, suy giảm chức năng tình dục, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.
>>>Bệnh trĩ có di truyền không?
Nhận Biết Các Mức Độ Của Trĩ Ngoại
Bệnh trĩ ngoại xuất hiện bên ngoài hậu môn, bệnh nhân có thể sờ và cảm nhận được, nên rất dễ phát hiện và điều trị kịp thời. Khác với trĩ nội, trĩ ngoại có rất nhiều dây thần kinh cảm giác, thường gây cảm giác đau đớn, vướng víu, khó khăn khi di chuyển. Bệnh trĩ cũng được chia thành 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ khác nhau như là:
- Cấp độ 1: Các búi trĩ lồi ra bên ngoài hậu môn, có thể sờ và cảm nhận được.
- Cấp độ 2: Trĩ lồi ra ngoài hậu môn kèm theo các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.
- Cấp độ 3: Búi trĩ phát triển to, làm tắc nghẽn, tắc hậu môn, gây đau đớn, chảy máu.
- Cấp độ 4: Các búi trĩ bị viêm nhiễm, lỡ loét, sưng đau kèm theo biểu hiện ngứa ngáy.
Cách Phòng Bệnh Trĩ Ngoại
- Ăn đủ chất xơ: Không để bị táo bón, chế độ ăn của bạn phải đủ lượng chất xơ, nước. Đây là 2 yếu tố quan trọng giúp làm mềm phân, người bệnh có thể đi vệ sinh dễ dàng hơn. Chất xơ có nhiều trong các loại đậu, bánh mì, ngũ cốc, trái cây tươi, rau quả…
- Uống nhiều nước: Bao gồm cả nước canh và nước rau quả, cần đảm bảo lượng nước bổ sung cho cơ thể mỗi ngày từ 1,5-2/ngày đối với người trưởng thành. Nước sẽ giúp phân mềm dễ đi đại tiện. Nhưng uống nước cũng cần đúng cách, uống dải đều trong ngày, không để cơ thể mất nước quá lâu. Khi ngủ dậy cần bổ sung nước sau một đêm dài.
- Tập thể dục: Vận động là cách giúp cơ thể trao đổi chất rất tốt, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Do vậy, việc tập thể dục thường xuyên rất có lợi cho người mắc trĩ. Có thể đi bộ, bơi lội, bài tập erobic… khoảng 20-30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn đi vệ sinh được dễ dàng.
- Dùng thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng: là loại thuốc người bệnh có thể sử dụng dễ dàng. Tuy nhiên, nên dùng theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc sẽ gây hậu quả xấu đến sức khỏe.
- Giảm đau và ngứa: Bằng cách tắm nước ấm, ngâm hậu môn trong bồn nước ấm khoảng 10-15 phút sẽ làm người bệnh dễ chịu. Người bệnh nên thực hiện khoảng 2-3 lần/ ngày sau khi đại tiện, và lau khô nhẹ bằng khăn mềm, không chà xát ở vùng hậu môn.
- Sử dụng gối: Ngồi trên một chiếc đệm thay vì một bề mặt cứng. Nó sẽ có tác dụng giảm sưng cho người bệnh trĩ. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa trĩ mới hình thành.
- Duy trì thói quen vệ sinh hằng ngày: Việc duy trì thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm trong ngày cực kỳ quan trọng với những người bị táo bón hoặc có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Không nên nhịn đại tiện, không nên đại tiện quá lâu như: đọc báo, hút thuốc hay chơi game khi đại tiện khiến người bệnh phân tâm, làm tăng áp lực hậu môn. Nếu thói quen này duy trì thường xuyên sẽ làm tăng áp lực ở các tĩnh mạch hậu môn từ đó hình thành búi trĩ.
Xem thêm bài viết khác tại Phòng Khám Cần Thơ.