Giang mai là bệnh xã hội khá phổ biến hiện nay, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Đường lây truyền của bệnh giang mai hầu như luôn luôn là qua đường tình dục. Có những trường hợp lây từ mẹ sang con trong tử cung hoặc khi sinh.
Bệnh giang mai thường diễn tiến qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn của bệnh giang mai lại có những biểu hiện đặc trưng và tỉ lệ lây nhiễm khác nhau. Bệnh giang mai ở giai đoạn đầu có thể điều trị khỏi được, tuy nhiên khi giang mai đã biến chứng và gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể thì vẫn có thể loại bỏ xoắn khuẩn khỏi cơ thể nhưng những tổn thương mà nó gây ra cho các cơ quan nội tạng thì rất khó khắc phục.
Trên thực tế, thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Nếu sức đề kháng của cơ thể kém, thời gian phát bệnh càng nhanh, khoảng 10 ngày. Nếu có thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì thời gian ủ bệnh sẽ lâu, có thể kéo dài tới 3 tháng. Có một số trường hợp đặc biệt, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài tới hàng tháng thậm chí đến hơn 1 năm.
Giang mai có rất nhiều biến chứng, chúng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người. Một số biến chứng nguy hiểm là viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm gan, viêm màng não… có thể tử vong. Giang mai bẩm sinh có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc thai nhi bị dị tật sau khi sinh.
Các giai đoạn của bệnh giang mai thường gặp
Giang mai có các giai đoạn phát triển bệnh cực kỳ phức tạp, với các triệu chứng khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của những bệnh khác.
Giai đoạn ủ bệnh của giang mai rất dài và không có dấu hiệu bệnh rõ ràng nên rất dễ lây sang cho người khác.
>>> Hỏi đáp về dấu hiệu giang mai ở nam giới
Giai đoạn 1:
Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Khoảng 3 – 90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình 21 ngày), sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp xúc. Vết loét xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng.
Tổn thương này được gọi là săng dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn hay nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và không đau. Các triệu chứng trên có thể tự biến mất sau 3 – 5 tuần kể cả không điều trị nên nhiều người lầm tưởng là bệnh đã tự khỏi nhưng thực tế là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.
Giai đoạn 2:
Giai đoạn 2 của giang mai xuất hiện từ 4 – 10 tuần sau giai đoạn 1. Giai đoạn này có rất nhiều biểu hiện khác nhau, ví dụ như: nốt ban đối xứng, màu hồng như hoa đào (đào ban) không ngứa trên toàn thân hoặc cả lòng bàn tay, bàn chân, khi ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bông vảy và tự mất đi.
Thường khu trú 2 bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên. Đào ban xuất hiện dần trong vòng 1 – 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 – 3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.
>>> Tìm hiểu bệnh giang mai ở nữ giới
Hoặc có thể xuất hiện các mảng sần, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc mảng sần, sần các loại, có nhiều kích thước khác nhau, như hạt đỗ, ranh giới rõ ràng, màu đỏ như quả dâu, không liên kết với nhau, thường hay bong vảy và có viền da ở xung quanh, khi phát triển sẽ tạo thành các mảng, do bị cọ xát nhiều có thể gây trợt chảy nước, trong nước này có chứa nhiều xoắn khuẩn nen rất dễ lây khi tiếp xúc với những bệnh nhân này.
Sẩn mủ ít gặp hơn đào ban và các loại sẩn trên, chủ yếu ở những người nghiện rượu, trông tựa như viêm da mủ nông và sâu. Tại các khu vực ẩm ướt của có thể (thường là âm hộ hoặc bìu), phát ban trở nên bằng phẳng, rộng, màu trắng, hoặc các tổn thương giống như mụn cóc.
Các triệu chứng khác thường gặp ở giai đoạn này bao gồm: sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Một số trường hợp hiếm gặp có thể kèm theo viêm gan, thận, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng bồ đào, và viêm giác mạc kẽ. Các triệu chứng này thường tự biến mất sau 3 – 6 tuần.
Giai đoạn tiềm ẩn: Các vi khuẩn giang mai vẫn còn trong cơ thể, nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh.
Giai đoạn 3:
Đây là giai đoạn của bệnh giang mai thời kỳ cuối. Trong giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai không còn khả năng lây nhiễm sang người khác, mà chủ yếu tập chung ăn sâu và gây tổn thương đến các tổ chức trong cơ thể.
Trong giai đoạn 3, xoắn khuẩn giang mai gây ra ba loại chính là:
Bệnh giang mai thần kinh:
Các biến chứng của bệnh giang mai thần kinh gồm có: đột quỵ, nhiễm trùng, viêm màng não mủ, viêm tủy sống… Người bệnh thường đối mặt với những nguy cơ như:
Không làm chủ được cảm giác, hành vi, khó vận động, bại liệt…
Bệnh giang mai tim mạch:
Biến chứng của những bệnh nhân bị giang mai tim mạch thường gặp là chứng phình động mạch, tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim…
Củ giang mai:
Củ giang mai thường xuất hiện tại mặt, đầu, lưng, hai bên chân và tay…
Những củ giang mai thường xuyên bị trầy xước, bội nhiễm, hoại tử gây đau đớn, khó chịu, thậm chí còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.
>>> Có nên điều trị sùi mào gà hay không?
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về tiểu phẫu cắt bao quy đầu, nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác vui lòng xem thêm tại Phòng Khám Cần Thơ.