Các con đường lây nhiễm sùi mào gà thường gặp nhất

0
0
Các con đường lây nhiễm sùi mào gà
0
0

Thời gian gần đây, tỉ lệ mắc bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục ngày càng tăng, điển hình như bệnh sùi mào gà. Điều đáng nói, độ tuổi trung bình của các bệnh nhân có xu hướng trẻ hóa. Thế nhưng, ngay cả khi mắc bệnh, họ cũng không biết con đường lây nhiễm sùi mào gà là như thế nào? Qua bài viết dưới đây, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về căn bệnh khó nói nhưng lại rất nguy hiểm này cũng như con đường lây nhiễm sùi mào gà thường gặp nhất.

Tổng quan về bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là một trong các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến. Bệnh làm xuất hiện các nốt sần sùi nhỏ, ở trong và xung quanh bộ phận sinh dục, trực tràng, môi, lưỡi… và một số cơ quan khác của cả nam và nữ. Những nốt sùi này có màu da, nâu hoặc hồng, có thể gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.

Vi rút u nhú ở người – HPV (human papilloma virus) là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Không phải chủng HPV nào cũng gây bệnh. Đối với sùi mào gà, các nhóm HPV phổ biến gây bệnh là:

  • HPV 16 và 18: Có khả năng gây ung thư cổ tử cung, dương vật, âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng…
  • HPV 6 và 11: Thuộc nhóm gây sùi mào gà lành tính. 90% trường hợp sùi mào gà là do HPV nhóm này gây ra.
Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà
Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà

>>>Điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà

Sùi mào gà ở nam

Sùi mào gà ở nam có thể xuất hiện những nốt sẩn nhỏ, bề mặt sùi có màu hồng hoặc đỏ nhạt xung quanh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục như dương vật, bìu… Những nốt nhỏ này có thể nhiều hoặc ít, nằm gần nhau thành từng đám. Bên trong những nốt sẩn có chứa mủ trắng.

Sùi mào gà ở nữ

Bệnh có những dấu hiệu như là nổi các nốt nhọt mọc thành từng cụm như là mào gà hay bông súp lơ không tại bộ phận sinh dục thậm chí ở cả miệng và lưỡi. Sùi mào gà là căn bệnh xã hội không những đe dọa đến tính mạng mà còn còn gây ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe của phụ nữ.

Tác hại của bệnh sùi mào gà

Tác hại của sùi mào gà
Tác hại của sùi mào gà

Ngay cả những người mắc sùi mào gà cũng không biết là căn bệnh này có nguy hiểm hay không. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhân thường chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng:

Đối với phụ nữ: Các nốt sùi lớn ở vùng kín gây khó chịu khi đi lại. Bệnh có thể xuất huyết gây đau tức, sưng phù tại các cơ quan sinh dục. Nếu không sớm điều trị dứt điểm, sùi mào gà có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Đối với thai phụ và thai nhi: Những tổn thương sùi mào gà khi lan rộng sẽ phá hủy mô, gây khó khăn cho việc sinh nở, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. Ngoài ra, khi sinh thường, người mẹ có nguy cơ lây nhiễm HPV cho trẻ sơ sinh.

Đối với nam giới: Sùi mào gà có thể gây tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc ống niệu đạo, dẫn tới vô sinh, ung thư dương hoặc ung thư hậu môn nếu không được chữa trị kịp thời, hiệu quả.

Vậy con đường lây nhiễm sùi mào gà là gì? Tìm hiểu phần tiếp theo nhé!

>>>Điều trị sùi mào gà ở Cần Thơ

Các con đường lây nhiễm sùi mào gà

Các con đường lây nhiễm sùi mào gà phổ biến
Các con đường lây nhiễm sùi mào gà phổ biến

Thông thường, thời gian ủ bệnh sùi mào gà khá dài, từ 2 – 9 tháng kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Do đó, người bệnh thường không biết bản thân đã mắc sùi mào gà nên khả năng lây nhiễm cho người khác rất cao. Các con đường lây nhiễm sùi mào gà phổ biến là:

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây nhiễm sùi mào gà thường gặp nhất. Có thể thấy bất kì hoạt động tình dục nào cũng có thể gây ra nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà. Quan hệ tình dục không an toàn có thể kể đến như:

  • Quan hệ tình dục không dùng bao cao su qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người bị nhiễm HPV (kể cả khi họ không có bất kì triệu chứng gì).
  • Lây lan từ khu vực sinh dục đến xung quanh hậu môn, kể cả khi người bệnh không quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • HPV có thể lây truyền ngay cả khi quan hệ tình dục không có sự xâm nhập, cực khoái hoặc xuất tinh.

Con đường lây nhiễm sùi mào gà từ mẹ sang con

Nếu thai phụ mắc sùi mào gà trong thai kì thì có thể làm cho các nốt sùi chảy máu hoặc phát triển về kích thước và số lượng. Sùi mào gà sẽ lây từ mẹ sang con khi mang thai thông qua cuống rốn và nước ối, lúc chuyển dạ, sinh đẻ, thai nhi cũng tiếp xúc với máu và sản dịch của người mẹ và gây ra những biến chứng thai kỳ nghiêm trọng:

Các nốt sùi gây tắt đường sinh buộc phải sinh mổ

Lây truyền từ mẹ sang con, hình thành mụn cóc bên trong đường thở của thai nhi được gọi là u nhú đường hô hấp tái phát.

Con đường lây nhiễm sùi mào gà do tiếp xúc trực tiếp qua đồ dùng cá nhân

Sùi mào gà là bệnh xã hội có mức độ lây lan cao. Ngoài quan hệ tình dục, con đường lây nhiễm sùi mào gà còn đến từ việc tiếp xúc trực tiếp qua đồ dùng cá nhân. Trên thực tế, virut HPV có thể tồn tại trên các vật dụng cá nhân như đồ lót, khăn tắm, bàn chảy đánh răng,… của người bệnh. Những người có vết thương hở khi tiếp xúc với dịch này sẽ rất dễ nhiễm bệnh.

Phòng tránh sùi mào gà như thế nào?

Những cách để phòng ngừa lây nhiễm sùi mào gà
Những cách để phòng ngừa lây nhiễm sùi mào gà

Từ những con đường lây nhiễm sùi mào gà, chúng ta có thể rút ra được những cách phòng tránh hiệu quả:

  • Tiêm vacxin HPV
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục

Bệnh sùi mào gà không chỉ làm ảnh hưởng đến tâm lí, tinh thần của người bệnh mà còn gây ra những biến chứng vô cùng nặng nề. Con đường lây nhiễm sùi mào gà rất dễ dàng, bệnh sùi mào gà ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng nên việc chủ động thăm khám bệnh xã hội định kì là vô cùng cần thiết. Xem thêm các kiến thức hữu ích về sức khỏe và tư vấn bệnh miễn phí tại Phòng Khám Cần Thơ nhé!