Có nên hay không điều trị sùi mào gà tại nhà?

0
0
Điều trị sùi mào gà tại nhà
0
0

Theo thống kê, số lượng người nhiễm sùi mào gà mỗi năm ngày càng tăng với tốc độ lây nhiễm nhanh chóng. Để tiết kiệm chi phí, nhiều người không đến bệnh viện mà tự điều trị các nốt sùi tại nhà bằng bài thuốc dân gian truyền miệng. Vậy có nên hay không việc điều trị sùi mào gà tại nhà? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sùi mào gà là bệnh gì?

Sùi mào gà hay còn được dân gian gọi là mụn cóc sinh dục, bệnh mồng gà, … là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục phổ biến do virus HPV gây ra. Có thể nói, sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến nhất trong độ tuổi sinh sản. Bệnh gây ra những nốt mềm trên bộ phận sinh dục kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy đau đớn.

Sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là gì?

Một số người xuất hiện mụn cóc sinh dục trong vòng vài tuần sau khi nhiễm bệnh, nhưng cũng có trường hợp vài tháng hoặc vài năm. Thậm chí, hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không có triệu chứng hoặc không được phát hiện. Tỷ lệ người có triệu chứng rõ rệt rất thấp, chỉ khoảng 1-2% trường hợp. Vì vậy mà người bệnh rất khó xác định tình trạng của mình và vô tình lây truyền virus cho người khác.

Dấu hiệu sùi mào gà là gì?

Thời gian để xuất hiện các dấu hiệu sùi mào gà ở nam và nữ có phần khác nhau. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà có khi 3 tuần đến 8 tuần, trung bình là khoảng 3 tháng, tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh biểu hiện triệu chứng sớm, có trường hợp lại kéo dài đến 8 – 9 tháng. Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh rất khó phát hiện mình đã nhiễm virus HPV.

Ở nam giới, sùi mào gà thường xuất hiện trên đầu hoặc thân dương vật, trên bề mặt niêm mạc quanh hậu môn hoặc trong ống tiểu. Các u nang có thể có màu trắng, hồng, xám hoặc đen và thường có hình dạng khác nhau, từ phẳng và dẹt đến lồi và nhô lên.

Ở nữ giới, sùi mào gà thường xuất hiện ở vùng âm đạo, cổ tử cung hoặc vùng xung quanh âm hộ. Các u nang có thể có hình dạng và màu sắc khác nhau, từ phẳng đến nhô lên.

Ngoài ra, các dấu hiệu khác của sùi mào gà có thể bao gồm ngứa, đau, khó chịu hoặc xuất hiện máu sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, một số người bị sùi mào gà không thể có bất kỳ triệu chứng nào.

Điều trị sùi mào gà
Điều trị sùi mào gà

>>> Điều trị sùi mào gà ở Cần Thơ – nơi nào tốt nhất?

Các phương pháp điều trị sùi mào gà tại nhà

Chữa sùi mào gà bằng nha đam

Nha đam hay còn gọi là lô hội, được xem là “thần dược” cho da. Theo y học cổ truyền nha đam vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, mát huyết, cầm máu. Theo nghiên cứu khoa học, nha đam có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là glycoprotein có tác dụng chống viêm, giải dị ứng, làm lành vết thương. Sử dụng nha đam hỗ trợ chữa sùi mào gà sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể và đẩy nhanh quá trình phục hồi của da.

Cách chữa sùi mào gà bằng nha đam:

Cách 1: Bôi trực tiếp nhựa nha đam lên vùng da bị sùi mào gà bằng cách gọt lớp vỏ bên ngoài của lá. Tiếp đó dùng tăm bông hoặc tay sạch bôi lên da, để thấm trong khoảng từ 20 – 30 phút. Thực hiện 2 lần/ngày sau đó rửa hoặc lau sạch bằng nước ấm và khăn mềm. 

Cách 2: Dùng lô hội nấu nước để uống, có thể kết hợp với cách 1 giúp thanh lọc, giải nhiệt cơ thể nhằm hỗ trợ điều trị sùi mào gà. Mỗi ngày uống từ 3 – 4 ly nước lô hội, sử dụng trong thời gian dài để thấy hiệu quả.

Chữa sùi mào gà bằng nghệ vàng

Nghệ được xem như một loại thuốc chống viêm tự nhiên với hàm lượng chống oxy hóa, đặc biệt là curcumin vô cùng cao. Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp và mãn tính, có thể hỗ trợ hồi phục nhanh các tổn thương đặc biệt là các vết loét. Ngoài ra, nghệ còn có khả năng phòng chống ung thư, kháng viêm, hạn chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh. 

Điều trị sùi mào gà tại nhà
Điều trị sùi mào gà tại nhà

Cách chữa sùi mào gà bằng nghệ vàng:

  • Trộn tinh bột nghệ với dầu ô liu thành hỗn hợp sền sệt
  • Bôi hỗn hợp này 1 – 2 lần/ngày lên vùng da bị sùi mào gà dùng băng gạc giữ cố định trên da
  • Thực hiện liên tục nhiều ngày liền sẽ thấy các nốt sùi rụng đi và giảm các triệu chứng bệnh.

Chữa sùi mào gà bằng tỏi

Theo đánh giá của các chuyên gia, tỏi là vị thuốc nam có hiệu quả cao nhất trong quá trình hỗ trợ điều trị sùi mào gà. Tỏi có chứa một lượng lớn Allicin có tính kháng sinh cực mạnh và định hướng cao, có thể hỗ trợ tiêu diệt virus HPV nhưng không làm tổn hại các lợi khuẩn có lợi và không ảnh hưởng đến việc điều trị bằng kháng sinh và các liệu pháp khác. Tỏi cũng có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, phòng chống các bệnh ung thư rất tốt.

Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng tỏi:

  • Lấy vài tép tỏi tươi, đập dập rửa sạch, bóc vỏ
  • Đắp lên vùng bị mụn sùi và băng lại bằng một miếng gạc
  • Sau 1 – 2 tiếng thì lấy ra rửa sạch bằng nước 
  • Thực hiện liên tục để thấy hiệu quả

>>> Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ là gì?

Truy cập ngay tại Phòng khám Cần Thơ để theo dõi các tin tức y tế, mẹo vặt chữa bệnh khác nhé!