Sùi mào gà ở miệng là bệnh xã hội nguy hiểm. Tuy nhiên, có những biểu hiện khá giống bệnh nhiệt miệng nên nhiều người nhầm tưởng bệnh, từ đó không đi khám và điều trị kịp thời. Đến khi phát hiện thì sùi mào gà ở miệng đã tiến triển đến giai đoạn nặng và có những biến chứng nặng nề. Vì vậy, người bệnh cần có kiến thức để phân biệt sùi mào gà ở miệng và bệnh nhiệt miệng qua bài viết dưới đây:
Phân Biệt Sùi Mào Gà Ở Miệng Và Bệnh Nhiệt Miệng
Bệnh sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng đều là bệnh lý xuất hiện ở vòm họng, khoang miệng nên 2 bệnh lý này dễ bị nhầm lẫn với nhau.
Nguyên nhân gây bệnh
Nhiệt miệng: Là bệnh lý khá phổ biến do cơ thể thiếu hụt một số chất cần thiết như vitamin B12, axit foxic, bị trầy xước do vật cứng tác động vào hoặc do ăn đồ ăn cay, nóng,…
Sùi mào gà ơ miệng: Là bệnh xã hội do virus HPV gây ra. Bệnh lây truyền khi quan hệ tình dục bằng đường miệng, từ mẹ sang con, dùng chung vật dụng cá nhân vơi người bệnh sùi mào gà ở miệng.
Triệu chứng của bệnh
Bệnh nhiệt miệng:
- Người bệnh cảm thấy nóng rát ở miệng, sau đó xuất hiện những tổn thương trên niêm mạc môi và miệng.
- Sau vài ngày xuất hiện những mụn nước khi những mụn nước này vỡ ra tạo thành những vết lở nông ở niêm mạc miệng, có bờ rõ rệt, xung quanh có viền màu đỏ tươi.
- Người bệnh cảm thấy đau đớn khi ăn uống và nói chuyện.
- Những vết loét này có thể tự lành sau 10 -15 ngày và thường xuyên tái phát.
Bệnh sùi mào gà ở miệng:
- Ban đầu người bệnh xuất hiện những u nhú, có màu hồng nhạt trong khoang miệng, nướu và ở bờ môi.
- Các nhú gai phát triển rất nhanh, kích thước lớn, nhô cao giống như mào gà hay hoa súp lơ.
- Bệnh sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở miệng, mà còn gây ra những dấu hiệu bất thường tại vùng kín, và các vị trí tiếp xúc với dịch mủ.
- Amidan và lưỡi có màu đỏ hoặc trắng, bị tê và đau rát.
- Hàm bị đau sưng, đặc biệt là khi nuốt, khoang miệng mọc mụn và lở loét,…
Tác hại của bệnh
Bệnh nhiệt miệng:
- Bệnh nhiệt miệng làm người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống, nhai, nuốt, cảm giác đau rát khó chịu.
- Người bệnh chỉ cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, ăn uống thực phẩm thanh nhiệt để vết loét nhanh chóng giảm và tự hết.
Bệnh xảy ra chủ yếu là do người bệnh có thói quen ăn các loại thực phẩm gây nóng cho cơ thể như: các loại thức ăn nhanh, gà rán, đồ chiên, ớt, tiêu,… Bệnh nhiệt miệng không gây ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày của bạn vì đau nhức, sưng, mủ,…
Một số bệnh như đau răng, cảm sốt, viêm gan, tiểu đường,… cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng, viêm loét niêm mạc miệng và hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Sùi mào gà ở miệng:
Sùi mào gà ở miệng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp, vết loét dễ bị nhiễm trùng, gây đau đớn khi ăn uống, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng như ung thư vòm họng.
Bệnh sùi mào gà ở miệng là bệnh xã hội gây đến những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, khi thấy những triệu chứng bất thường ở khoang miệng, người bệnh nên đến trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tìm nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Cách Phòng Tránh Sùi Mào Gà Ở Miệng
Thông tin sau đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội tại Phòng Khám Đa Khoa chúng tôi về cách phòng tránh sùi mào gà ở miệng như sau:
- Không quan hệ bằng miệng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, bạn không thể chắc chắn rằng bạn tình của bạn mắc sùi mào gà ở miệng hay không. Đặc biệt là người bạn tình lạ, để tránh những trường hợp này, bạn không nên quan hệ bằng đường miệng với người có mầm bệnh sùi mào gà.
- Không nên dùng chung vật dụng cá nhân: Bàn chải đánh răng, khăn tắm, bồn tắm, chén dĩa,… không sử dụng chung để tránh lây nhiễm virus gây bệnh.
Vì bệnh sùi mào gà ở miệng là căn bệnh khó điều trị, và gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng của bệnh sùi mào gà, tốt nhất người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà hay áp dụng các biện pháp dân gian, rất dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Mà hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội thăm khám, kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn.
>>> Sùi Mào Gà Thường Mọc Vị Trí Nào?