Phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới, nguyên nhân là do khoảng cách giữa niệu đạo và bàng quang ở phụ nữ ngắn hơn, khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo.
Mọi phụ nữ đều có 50% nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất 1 lần trong đời.
Hãy cẩn thận một số dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu dưới đây:
Thay đổi màu sắc nước tiểu: Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu là sự thay đổi màu sắc của nước tiểu. Nếu nhận thấy nước tiểu sẫm màu hơn có vẩn đục hoặc có máu, bạn nên đến khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh sớm.
Nước tiểu có mùi hôi: Nếu nhận thấy nước tiểu có mùi hôi khó chịu hơn bình thường rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đau bụng, đau lưng: Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn cũng có thể bị đau bụng, đau lưng, đặc biệt là vùng lưng dưới. Trong một số trường hợp, đau lưng cũng có thể cảnh báo nhiễm trùng thận.
Buồn nôn, nôn mửa: Đường tiết niệu cũng có liên quan tới một phần của hệ tiêu hóa, chính vì vậy bạn cũng có thể cảm thấy buồn nôn, nôn mửa khi nhiễm trùng đường tiết niệu. Đặc biệt, nếu tình trạng buồn nôn, nôn mửa đi kèm với các triệu chứng nhiễm trùng khác, bạn nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và có biện pháp xử lí kịp thời.
Sốt đi kèm ớn lạnh: Đôi khi, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể dẫn tới sốt cao đi kèm cơn ớn lạnh. Nếu bạn đang đặt ống thông tiểu và bị sốt, hãy nghĩ ngay tới nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong trường hợp sốt cao kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi… bạn có thể đang bị nhiễm trùng thận nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên hãy tới khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh kịp thời. Các bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh từ 2 3 ngày để khắc phục tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
>>> Viêm đường tiết niệu là gì? | Bạn có biết | Phòng khám Cần Thơ