Nhiều người chưa nhận thức được bệnh giang mai và đa phần họ không để ý đến biểu hiện của bệnh để điều trị sớm. Theo thống kê, có đến 95% số người mắc bệnh xoắn khuẩn giang mai là do lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn. Trong đó số người trẻ tuổi mắc bệnh giang mai chiếm tỉ lệ rất cao.
Tìm hiểu thêm:
Những con đường lây truyền bệnh giang mai
Xoắn khẩu giang mai gây bệnh phổ biến ở đường tình dục. Tuy nhiên bệnh còn có thể lây nhiễm qua các con đường sau đây:
Nhiễm bệnh gián tiếp. Những trường hợp này nhiễm bệnh chủ yếu qua tiếp xúc gần với người bệnh. Gián tiếp lây bệnh qua sử dụng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, các vật dụng ăn uống thường ngày.
Lây bệnh qua đường máu. Đây là con đường lây nhiễm thường gặp ở những đối tượng chơi ma túy. Hoặc cho nhận máu không được kiểm tra kỹ lưỡng.
Lây qua nhau thai. Người mẹ nhiễm xoắn khuẩn giang mai còn có nguy cơ lây bệnh cho thai nhi. Trẻ sinh ra sẽ nhiễm bệnh bẩm sinh, yếu ớt, hay quấy khóc và chậm lớn.
Thời gian ủ bệnh
Thời gian diễn biến của bệnh rất dài. Có những trường hợp bệnh kéo dài 10,20,30 năm hoặc hơn. Bệnh có lúc khởi phát rầm rộ nhưng cũng có khi lại không có triệu chứng nào. Chúng khiến người bệnh nhằm tưởng bệnh đã khỏi. Nhưng thực chất có những trường hợp phải sống chung với bệnh đến suốt đời.
Thời gian ủ bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau, trung bình từ 3-90 ngày. Giai đoạn này người bệnh có thể hoàn toàn không có biểu hiện hoặc có biểu hiện rất rõ ràng. Thông thường bệnh sẽ bộc lộ rõ nét trong vòng 2-4 tuần.
Các giai đoạn của bệnh giang mai
Bệnh do một loại xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra. Thường lây nhiễm qua cơ thể người bằng đường tình dục, đường máu, mẹ sang con. Sau khi ủ bệnh từ 3 – 4 tuần tùy vào thể trạng của mỗi người mà xoắn khuẩn giang mai bắt đầu hoạt động và gây ra những biểu hiện lâm sàng.
Bệnh tồn tại nhiều năm trong cơ thể và ảnh hưởng nghiêm trọng trong mọi cơ quan. Người bị nặng có thể bị bệnh tim, bị liệt, tâm thần hoặc thậm chí là tử vong.
Bệnh giang mai diễn biến qua 3 giai đoạn. Trong đó có 1 giai đoạn tiềm ẩn ở giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3:
- Giai đoạn 1: Vết săng giang mai ở cơ quan sinh dục là đặc điểm đầu tiên để nhận biết bệnh. Vết săng không gây đau hay ngứa, có màu đỏ, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, nông. Triệu chứng này xuất hiện từ 3 -6 tuần, sau đó biến mất. Người bệnh rất dễ nhầm lẫn giang mai với các bệnh thông thường.
- Giai đoạn 2: 6 – 8 tuần vết săng giang mai biến mất. Biểu hiện toàn thân là những ban màu hồng như cánh đào, nổi nhiều. Có cả những vết sẩn, phỏng ngứa, vết lở loét nhưng người bệnh không đau, không ngứa. Khi dùng tay nhấn vào vết ban sẽ mất và xuất hiện lại. Không cần điều trị các triệu chứng cũng tự hết. Tuy nhiên giai đoạn này các dịch mủ từ bệnh nhân có chứa rất nhiều xoắn khuẩn, khả năng lây nhiễm rất cao.
- Giai đoạn tiềm ẩn: các triệu chứng không còn biểu hiện ra ngoài nhưng xoắn khuẩn vẫn tấn công cơ thể người bệnh ở bên trong. Tùy vào thể trạng mỗi người mà thời gian tiềm ẩn này sẽ kéo dài khác nhau. Thông thường là từ 1 – 2 năm.
- Giai đoạn 3: Giang mai hủy hoại gần như toàn bộ phủ tạng, tủy, cơ, xương, khớp người bệnh. Tính mạng con người bị đe dọa.
Bệnh giang mai có thể điều trị khi còn đang ở những giai đoạn đầu, mức độ tổn thương còn nhẹ.
Phòng ngừa bệnh như thế nào?
Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm khác nhau. Do vậy mỗi người cần cẩn trọng để phòng ngừa bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh bao gồm:
Có lối sống lành mạnh, một vợ một chồng. Nên sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục như sử dụng bao cao su.
Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác. Chẳng hạn như bàn chải đánh răng, khăn tắm,… Tránh dịch tiết, máy, mủ lây nhiễm bệnh.
Đối với phụ nữ có ý định mang thai nên kiểm tra sức khỏe trước. Từ đó sàng lọc nguy cơ nhiễm bệnh và hạn chế lây truyền bệnh cho thai nhi.
Bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào?
Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây áp lực về tâm lý cho người bệnh. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh bao gồm:
Rối loạn chức năng co thắt. Bệnh giang mai ảnh hưởng đến đốt sống 2-4, do đó gây rối loạn chức năng tiểu tiện.
Biến chứng trên mắt. Bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên mắt. Các dị tật thường gặp như hẹp đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, mắt mờ dần, cơ bì bị tê liệt.
Viêm xương khớp. Các khớp trên cơ thể có thể bị thoái hóa, từ đó gây thoát vị, gãy xương.
Gây các bệnh lý về tim mạch. Trong đó có phình động mạch, viêm động mạch. Ngoài ra còn có thể gây hỏng van tim.
Khi nghi ngờ mắc bệnh giang mai hoặc những người thường xuyên có hành động quan hệ tình dục không an toàn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm để được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Phòng khám đa khoa Gia Phước chuyên điều trị bệnh lý xã hội sẽ hỗ trợ tốt nhất cho mọi trường hợp bệnh. Mọi thông tin liên hệ vui lòng liên hệ 0966 332 352.