Mẹo Đi Bộ Giúp Giảm Huyết Áp Cực Kì Hiệu Quả

0
0
Mẹo đi bộ giúp giảm huyết áp
0
0

Huyết áp thấp là vấn đề phổ biến của rất nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi. Vậy làm sau để cải thiện vấn đề này mà không cần dùng thuốc. Cùng Phòng khám Cần Thơ tìm hiểu mẹo đi bộ giúp giảm huyết áp hiệu quả dưới đây nhé!

>>>> Cách hồi phục sức khỏe sau Tết

Mẹo đi bộ giúp giảm huyết áp hiệu quả

Chỉ cần đi bộ 3 lần/ ngày, mỗi lần 10 phút cũng giúp giảm huyết áp.Tập thể dục đều đặn giúp giảm huyết áp, tuy nhiên không phải ai cũng bố trí được thời gian để đi bộ 30 phút mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona (Mỹ) nhận thấy, chỉ đi bộ mỗi lần 10 phút và ba lần trong một ngày là cách hiệu quả hơn giúp kiểm soát huyết áp so với việc đi bộ liên tục 30 phút.

Theo đó, những bài đi bộ ngắn không chỉ giúp giảm huyết áp tâm thu của người bệnh vào ban ngày và buổi tối (tương tự như nhóm đi bộ 30 phút) mà còn duy trì trạng thái giảm huyết áp vào sáng hôm sau.

Tiến sĩ Glenn Gaesser, nhà nghiên cứu chính của nhóm cho biết, để mang lại hiệu quả tốt hơn, bạn nên đi bộ với tốc độ nhanh như thể đang trễ một cuộc hẹn quan trọng. Có thể đi bộ vào buổi sáng trước khi đi làm, thời gian nghỉ trưa, sau bữa tối,…

Mẹo đi bộ giúp giảm huyết áp
Mẹo đi bộ giúp giảm huyết áp

>>> Cách trị hôi nách bằng gừng

Những lưu ý cho người bị huyết áp

Bên cạnh đó, để kiểm soát huyết áp, người bệnh cần giảm ăn mặn (dưới 5g muối một ngày), tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng. Đồng thời, duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số BMI từ 18,5 đến 22,9. Người bệnh nên hạn chế uống rượu, bia, không hút thuốc lá, tránh lo âu, căng thẳng, chú ý nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị lạnh đột ngột.

Tăng huyết áp còn gọi là cao huyết áp, tức trạng thái máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Một người được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Đây là một căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, với những biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não và các bệnh tim mạch khác.

Bệnh có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa… Những biến chứng này ảnh hưởng nặng nề đến người bệnh, gây tàn phế hoặc tử vong.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác vui lòng xem thêm tại Phòng Khám Cần Thơ.