Đại Tiện Ra Máu Là Bệnh Gì?

0
0
0
0

Đại tiện ra máu là tình trạng chảy máu sau mỗi lần đại tiện. Trong đó, máu có thể lẫn trong phân, dính qua giấy vệ sinh, hoặc chảy thành giọt, bắn thành tia. Màu sắc của máu cũng có sự thay đổi nhất định, tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh mà có thể có máu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc nâu đen. Vậy, đại tiện ra máu là bệnh gì? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây:

Đại Tiện Ra Máu Là Bệnh Gì?

Đại tiện ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm về hệ tiêu hóa, hậu môn – trực tràng, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Theo các chuyên gia cho biết, đi đại tiện ra máu tươi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến và tỷ lệ người mắc bệnh này khá cao. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, những người thường làm việc khuân vác nặng, đi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, phụ nữ mang thai,… là những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ.

Đại tiện ra máu
Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ

Một số nguyên nhân hàng đầu gây đại tiện ra máu đó là bệnh trĩ ( dân gian thường gọi là bệnh lòi dom). Đây là bệnh thường gặp ở hậu môn trực tràng.

>>> Khám bệnh trĩ ở Cần Thơ nơi nào hiệu quả chất lượng? | Phòng khám Cần Thơ

Bệnh trĩ hình thành do sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ ở các mô xung quanh hậu môn, gây đau đớn, sưng viêm, chảy máu, ảnh hường đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Ở giai đoạn đầu máu chảy không nhiều, khó nhận biết, người bệnh chỉ có thể phát hiện khi thấy máu tươi bám trên giấy vệ sinh, trường hợp nặng hơn phân có dính một số giọt máu đỏ, chảy thành giọt hoặc bắn thành tia,… Giai đoạn nặng hơn không chỉ có đại tiện mà ngay cả khi ngồi xổm hoặc đi lại nhiều cũng có thể bị xuất huyết.

Bệnh trĩ nếu không được chữa trĩ sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: thiếu máu do xuất huyết nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, hậu quả nặng nề hơn là khi búi trĩ bị hoại tử có thể gây nhiễm trùng máu có thể dẫn đến tử vong.

Các bệnh polyp hậu môn – trực tràng đều có triệu chứng đại tiện ra máu tươi, đây cũng là biểu hiện rõ ràng nhất của căn bệnh này. Hiện tượng đại tiện ra máu có thể xảy ra theo từng thời điểm, có khi không táo bón cũng chảy máu.

Nứt kẻ hậu môn

Những người bị táo bón, thường khi đi đại tiện phải dùng sức để rặn nhiều, hậu quả là đại tiện ra máu, đau ở vùng hậu môn, xuất huyết nhiều, ống hậu môn bị sưng đỏ, phù nề,… những trường hợp nặng dẫn đến nứt kẻ hậu môn. Viêm nhiễm, nứt ở vùng hậu môn thường xuyên xuất hiện cùng với bệnh trĩ.

Viêm loét đại trực tràng

Hiện tượng viêm loét đại tràng rất hiếm khi xảy ra và cũng có hiện tượng đại tiện ra máu tươi, nên rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ hoặc polyp hậu môn. Tốt nhất khi có tình trạng đi ngoài ra máu bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Táo bón  

Khi bị táo bón, phân khô và cứng nên người bệnh phải mất nhiều sức rặn mỗi lần đại tiện. Niêm mạc hậu môn bị căng giãn bị các cạnh của phân chà xát gây trầy xước, rách và gây đại tiện ra máu.

Lời Khuyên Từ Các Chuyên Gia

Nên có chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước đủ 2 lít/ ngày. Việc ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước giúp cơ thể được thanh lọc và làm mềm phân, tránh bị táo bón, giảm được tình trạng ra máu khi đi đại tiện. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: ngủ cốc nguyên hạt, quả mận, thanh long, đu đủ, bưởi, cam, quýt, các loại đậu, khoai lang, rau ngót, rau dền, rau đay,… Ngoài ra, bổ sung thêm sữa chua vào khẩu phần ăn hằng ngày cũng rất tốt do sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn rất tốt cho tiêu hóa. Hạn chế thực phẩm gây kích thích như: ớt, hạt tiêu,.. Hạn chế rượu, bia, thuốc lá,…

Vận động thường xuyên: Người làm việc văn phòng không nên ngồi chỗ quá lâu, nên cách 1 tiếng đứng dậy đi tới lui để khí huyết được lưu thông. Không nên mang vác nặng, nên tập thể dục chạy bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, bạn có thể chơi các môn thể thao như: cầu lông, bơi lội, yoga,…

Đi đại tiện đúng cách: Nên vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau mỗi lần đại tiện bằng nước ấm, lau nhẹ bằng giấy mềm đảm bảo vệ sinh, giữ hậu môn khô ráo, sạch sẽ để tránh các vi khuẩn có hại xâm nhập.

Do vậy, đại tiện ra máu có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Khi tình trạng này kéo dài hơn 1 tuần thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.