Bệnh trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là căn bệnh ảnh hưởng nặng nề đến tâm lí của người bệnh. Trên thực tế có rất nhiều người đã và đang chịu đựng căn bệnh khó nói này. Vậy làm sao để phân biệt được dâu hiệu của bệnh trĩ với những căn bệnh khác ở hậu môn để điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu dấu hiệu của bệnh trĩ giai đoạn đầu là gì nhé!
Bệnh trĩ là gì?
Thông thường, hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đồng thời các đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Nếu tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn.
Đối với những người càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa. Tùy vào dấu hiệu, bệnh trĩ được chia làm 3 loại: bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ hỗn hợp.
Nguyên nhân của bệnh trĩ
Nếu áp lực ở các tĩnh mạch vùng hậu môn có xu hướng gia tăng thì bạn có thể thấy một trong những dấu hiệu của bệnh trĩ là nguy cơ bị phồng lên hoặc sung huyết. Do đó, búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần trực tràng do các nguyên nhân sau:
- Rặn khi đi cầu
- Ngồi lâu trên bồn cầu
- Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
- Béo phì
- Mang thai
- Giao hợp qua đường hậu môn
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.
Dấu hiệu của bệnh trĩ giai đoạn đầu
Bệnh trĩ nếu không điều trị kịp thời sẽ rất dễ trở nên nặng và gây ra những biến chứng khó điều trị. Chính vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu sớm rất quan trọng. Hãy thật thật trọng với những dấu hiệu của bệnh trĩ thời gian đầu như sau:
- Dấu hiệu bệnh trĩ nội độ 1 thường không rõ ràng và dễ bị bệnh nhân bỏ qua. Đối với trĩ nội giai đoạn đầu thì các tổn thương thực thể sẽ khó nhận biết hơn do búi trĩ nhỏ và nằm sâu bên trong ống hậu môn. Vì thế, nếu không có các dấu hiệu bệnh trĩ khác thì rất khó để phát hiện bệnh.
- Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu ở vùng hậu môn, nhất là khi ngồi quá lâu.
- Chất nhầy có thể tiết ra ở hậu môn khiến bệnh nhân cảm thấy ẩm ướt, khó chịu.
- Có thể xuất hiện cảm giác đau rát trong và sau khi đi đại tiện. Đặc biệt, người bệnh có thể thấy một ít máu tươi lẫn trong phân hoặc dính vào giấy vệ sinh. Tuy nhiên, triệu chứng này thường gặp ở bệnh trĩ ngoại hơn là trĩ nội.
Ngay khi có những dấu hiệu của bệnh trĩ hay bất thường ở vùng hậu môn, nhất là có những dáu hiệu như ở trên, các bạn nên đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị theo đúng liệu trình của bác sĩ. Việc điều trị bệnh trĩ càng sớm sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho bệnh nhân hơn.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
Bệnh trĩ nếu không điều trị kịp thời, để diễn biến quá nặng thì sẽ gây đau đớn kéo dài và kèm theo biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh trĩ:
Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.
Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ.
Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.
Thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào. Trường hợp này hiếm xảy ra.
Phòng ngừa bệnh trĩ
Từ nguyên nhân tác hại, dấu hiệu của bệnh trĩ, chúng ta thấy được bệnh trĩ gây ra những bất tiện và biến chứng nguy hiểm cho người mắc phải. Tuy nhiên bạn có thể phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách xây dựng một lối sống lành mạnh như:
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,…
- Uống nhiều nước. Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày.
- Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
- Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
- Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân.
- Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
>>>Điều trị bệnh trĩ tại nhà có tốt không?
Nếu bạn có thắc mắc gì về dấu hiệu của bệnh trĩ hay những căn bệnh khác, xem thêm các kiến thức hữu ích về sức khỏe và tư vấn bệnh miễn phí tại Phòng Khám Cần Thơ nhé!